TUYỂN NV KHUÔN NHỰA
Công ty mình Ở KCN SÓNG THẦN 3 – BÌNH DƯƠNG chuyên KHUÔN MẪU – ÉP NHỰA. Đang cần tuyển: – vận hành máy ép nhựa – vận hành máy cnc – lắp ráp khuôn – lập trình… Lương thưởng theo năng lực – được đào tạo nghề miễn phí nếu chưa rành việc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 076.492.8365 (zalo)Để thiết kế được một bộ khuôn ép nhựa hoàn chỉnh thì đòi hỏi người thiết kế khuôn phải hiểu được kết cấu của khuôn ép nhựa. Tùy theo yêu cầu sản phẩm mà ta sẽ có các kết cấu khuôn khác nhau như: Khuôn 2 tấm, khuôn 3 tấm, khuôn có slide… Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về kết cấu chung của một bộ khuôn ép nhựa.
Cấu tạo khuôn ép nhựa
Ngoài core và cavity ra thì trong bộ khuôn còn có nhiều bộ phận khác. Các bộ phận này lắp ghép với nhau tạo thành những hệ thống cơ bản của bộ khuôn, bao gồm:
Mật khẩu giải nén file
Chào mọi người, do thời gian này mọi người trong team đều bận nên bạn nào cần liên hệ xin mật khẩu thì nhập pass mở file này nhé: www.moldviet.com- Hệ thống dẫn hướng và định vị: gồm tất cả các chốt dẫn hướng, bạc dẫn hướng, định vị lõi, định vị vỏ khuôn… có nhiệm vụ giữ đúng vị trí làm việc của hai phần khuôn khi ghép với nhau để tạo lòng khuôn chính xác.
- Hệ thống dẫn nhựa vào lòng khuôn: gồm bạc cuống phun, kênh dẫn nhựa và cổng bơm làm nhiệm vụ cung cấp nhựa từ đầu phun máy ép vào trong lòng khuôn.
- Hệ thống slide (bệ trượt): gồm lõi mặt bên, má lõi, thanh dẫn hướng, cam chốt xiên, xy lanh thủy lực,… làm nhiệm vụ tháo những phần không thể tháo (undercut) ra được ngay theo hướng mở của khuôn. Xem bài viết về Undercut
- Hệ thống đẩy sản phẩm: gồm các chốt đẩy, chốt hồi, chốt đỡ, bạc chốt đỡ, tấm đẩy, tấm giữ, khối đỡ,… có nhiệm vụ đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn sau khi ép xong.
- Hệ thống thoát khí: gồm có những rãnh thoát khí, van thoát khí có nhiệm vụ đưa không khí tồn đọng trong lòng khuôn ra ngoài, tạo điều kiện cho nhựa điền đầy lòng khuôn dễ dàng và giúp cho sản phẩm không bị bọt khí hoặc bị cháy khét, thiếu liệu. Xem bài viết về van thoát khí – rãnh thoát khí.
- Bulong – đai ốc: Dùng để cố định các tấm khuôn, các thành phầm linh kiện trong khuôn lại với nhau…
- Hệ thống làm nguội: gồm các đường nước, các rãnh, ống dẫn nhiệt, đầu nối,… có nhiệm vụ ổn định nhiệt độ khuôn và làm nguội sản phẩm một cách nhanh chóng. Ngoài ra còn có hệ thống gia nhiệt để giữ nhiệt độ khuôn ổn định ở nhiệt độ cao đối với sản phẩm dùng nhựa kỹ thuật.
- Hệ thống Hot runner: Hệ thống hot runner hay còn gọi là hệ thống đuôi keo nóng. Xem bài viết về Hot runner
18 thành phầm cơ bản trong kết cấu khuôn ép nhựa

Kết cấu của 1 bộ khuôn ép nhựa cơ bản
1: Tấm kẹp sau | 7: Bạc cuống phun | 13: Tấm giữ |
2: Bạc dẫn hướng | 8: Vòng định vị | 14: Tấm đẩy |
3: Tấm khuôn dương | 9: Sản phẩm | 15: Chốt đỡ |
4: Chốt dẫn hướng | 10: Bộ định vị | 16: Bạc dẫn hướng |
5: Tấm khuôn âm | 11: Tấm đỡ | 17: Chốt hồi về |
6: Tấm kẹp trước | 12: Khối đỡ | 18: Bạc mở rộng… |
Tùy theo hình dạng và yêu cầu sản phẩm mà chúng ta sẽ lựa chọn các kiểu kết cấu khuôn khác nhau. Mỗi một đơn vị sản xuất cũng đi theo những hướng thiết kế khuôn khác nhau. Tuy nhiên, để nâng cao trình độ thiết kế thì người thiết kế cần phải học hỏi nâng cao trình độ bằng cách nghiên cứu càng nhiều kết cấu khuôn càng tốt. Nếu có điều kiện thì nên mở các bộ khuôn thực tế ra để nghiên cứu mở rộng tư duy thiết kế.
Nguồn: TS. PHẠM SƠN MINH & ThS.TRẦN MINH THẾ UYÊN
Biên soạn: Mold Viet Team
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã ghé thăm website. Mình là Bill Nguyen – sáng lập và điều hành www.moldviet.com. Đây là dự án tâm huyết chuyên chia sẽ kiến thức về khuôn mẫu. Cùng với MOLD VIET TEAM – bọn mình đã hỗ trợ 24/7, chia sẽ hàng trăm bài hướng dẫn thiết kế khuôn nhựa – sử dụng phần mềm và nhiều tài liệu quý hiếm miễn phí cho mọi người. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích với bạn thì hãy chia sẽ bài viết này lên MXH để ủng hộ bọn mình nhé. Nút chia sẽ ở ngay bên dưới. Thân/
Trả lời