TUYỂN NV KHUÔN NHỰA
Công ty mình Ở KCN SÓNG THẦN 3 – BÌNH DƯƠNG chuyên KHUÔN MẪU – ÉP NHỰA. Đang cần tuyển: – vận hành máy ép nhựa – vận hành máy cnc – lắp ráp khuôn – lập trình… Lương thưởng theo năng lực – được đào tạo nghề miễn phí nếu chưa rành việc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 076.492.8365 (zalo)Độ co rút nhựa là gì? Tại sao độ co rút của nhựa là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thiết kế khuôn nhựa? Bài viết này Khuôn Việt sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi đó.
Độ co rút nhựa là gì?
Độ co rút nhựa (Độ co ngót nhựa ) hay tỷ lệ co rút nhựa (Shrinkage) là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thiết kế khuôn nhựa. Đó là hiện tượng thể tích vật lý của nhựa thay đổi khi chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn. Đối với khuôn ép nhựa. Độ co rút của nhựa trong khuôn ép là quá trình thay đổi thể tích của sản phẩm trước và sau quá trình làm mát.
Mức độ co rút trong khuôn ép nhựa được xác định bằng thông số vật lý của nhựa kết hợp với kinh nghiệm của người thiết kế khuôn đối với từng loại nhựa khác nhau. Hiểu một cách đơn giản là để làm ra một sản phẩm bằng công nghệ ép phun thì người thiết kế chỉ cần làm cho lòng khuôn lớn hơn sản phẩm mong muốn một tỷ lệ nào đó để khi sản phẩm được ép ra, co lại đúng với kích thước mà người thiết kế mong muốn.
Độ co ngót nhựa nói chung thường dao động từ 2/1000 – 20/1000
Nếu ép yếu tố co rút được thể hiện bằng ký hiệu α (alpha), nó có thể được định nghĩa bởi phương trình sau:
α = (L0−L) / L0… (Eq.1)
Ở đây, L0: kích lòng khuôn (mm)
L: (mm) kích thước sản phẩm ở nhiệt độ lý tưởng (thường 20ºC).
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co rút nhựa trong thiết kế khuôn.
1. Hệ số co rút.
Hệ số co rút một số người còn gọi là hệ số nerai của từng loại nhựa được xác bằng đặc tính vật lý của nhựa đó. Thông số này thường được gắn liền với thông tin nhựa mà nhà sản xuất đưa ra. Có một số loại nhựa có 2 hệ số nerai theo 2 đó là hệ số co rút theo hướng vuông góc với dòng chảy và hệ số co rút theo hướng song song với dòng chảy.
Mật khẩu giải nén file
Chào mọi người, do thời gian này mọi người trong team đều bận nên bạn nào cần liên hệ xin mật khẩu thì nhập pass mở file này nhé: www.moldviet.com2. Nhiệt độ lòng khuôn.
Nhiệt độ gia nhiệt khuôn và thời gian làm mát ảnh hưởng nhiều đến độ co rút của nhựa. Thường thì nhiệt độ càng lớn thì độ co ngót vật liệu càng có xu hướng tăng lên.
3. Áp lực dòng chảy và thời gian bảo áp.
Áp suất để đẩy nhựa trong lòng khuôn được duy trì trong thời gian bao lâu (Thời gian bảo áp) sẽ ảnh hưởng đến độ co ngót của nhựa. Áp lực càng cao và thời gian giử áp suất đó càng dài thì độ co ngót của nhựa càng giảm.
4. Độ dày thành sản phẩm.
Sản phẩm có thành càng dày thì độ co rút càng cao. Đo đó để sản phẩm bằng nhựa ít bị biến dạng người ta thường cố gắng thiết kế sản phẩm có độ dày đồng nhất ở tất cả các vị trí.

Bề dày sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến độ co rút của nhựa
5. Cổng nhựa vào ( Kiểu Gate ).
Cổng nhựa càng lớn thì độ co rút càng nhỏ. Kiểu gate củng ảnh hưởng đến độ co rút. Thông thường side gate có xu hướng co rút nhỏ hơn so với point gate hay submarine gate.
6. Các chất phụ gia.
Để thay đổi tính chất vật lý của nhựa như độ cứng chẳng hạn, người ta thường trộn vào trong đó những chất phụ gia là sợi thủy tinh… Độ co ngót nhựa sẽ giảm nếu tỷ lệ thủy tinh trong vật liệu tăng lên.
Kết luận!
Độ co rút của nhựa trong thiết kế khuôn nhựa là yếu tố quan trọng nhất. Để đạt được kích thước và hình dáng sản phẩm như mong muốn thì cần tính chính xác tỷ lệ co rút của nhựa. Nó là tổng hợp từ tất cả các yếu tố được đề cập trong bài viết này. Nếu bạn biết thêm yếu tố nào ảnh hưởng tới độ co rút của nhựa hãy giúp đỡ Khuôn Việt và những độc giả khác của Khuôn Việt bằng cách cho ý kiến vào mục bình luận bên dưới.
Vui lòng chia sẽ thông tin lên mạng xã hội nếu thấy nó hữu ích đối với bạn và ủng hộ Moldviet.com viết nhiều bài hơn nửa góp sức xây dựng cộng đồng thiết kế khuôn Việt Nam phát triển. Cảm ơn bạn đã ghé thăm và ủng hộ.
Chân Thành!
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã ghé thăm website. Mình là Bill Nguyen – sáng lập và điều hành www.moldviet.com. Đây là dự án tâm huyết chuyên chia sẽ kiến thức về khuôn mẫu. Cùng với MOLD VIET TEAM – bọn mình đã hỗ trợ 24/7, chia sẽ hàng trăm bài hướng dẫn thiết kế khuôn nhựa – sử dụng phần mềm và nhiều tài liệu quý hiếm miễn phí cho mọi người. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích với bạn thì hãy chia sẽ bài viết này lên MXH để ủng hộ bọn mình nhé. Nút chia sẽ ở ngay bên dưới. Thân/
Theo ban, nếu nhà máy không đạt tiêu chuẩn nhiệt độ thì người ta là thế nào để tính chính xác độ co rút của nhựa?
Hi anh Thuận,
Em cảm ơn anh đã để lại comment,
Hầu hết các công ty của Nhật và nước ngoài khi đên Việt Nam làm về khuôn nhựa họ đều đầu tư vào các sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao nên với họ yếu tố co rút của nhựa rất quan trọng và họ kiểm soát nhiệt độ phòng khuôn rất ổn định.
Các công ty Việt Nam hầu hết tập trung vào mảng dân dụng và những sản phẩm không yêu cầu cao về độ chính xác nên thường nhiệt độ phòng khuôn không được kiểm soát. Việc tính độ giản nở của nhựa thông thường dựa vào yếu tố kinh nghiệm của người làm khuôn.
Tuy nhiên nếu cần thiết thì cũng có nhiều cách để tính được độ co rút của nhựa một cách tương đối chính xác là ép sản phẩm ra rồi đo kết quả từ đó tính ra được độ co rút thực tế của vật liệu. Cách này thì khá mất thời gian và kém an toàn vì phải chỉnh sửa khuôn nếu tính toán ban đầu sai. Còn một cách khác là làm 1 khuôn chỉ để tính độ co rút nhựa. Khi đo người ta sẽ làm ra một bộ khuôn hoàn chỉnh với độ chính xác linh kiện lõi khuôn cao. Sản phẩm mẫu sẽ được thiết kế với độ dày khác nhau theo kiểu dạng bậc thang. Khi muốn tính toán độ co rút của nhựa nào đó, người ta lấy nhựa đó vào ep với khuôn đó rồi đo kết quả. Độ co rút nhựa với bề dày thành khác nhau là khác nhau. Làm theo cách này không chỉ có độ chính xác thực tế cao mà còn tình được với độ dày thành khác nhau nữa.
Đó là kinh nghiệm thực tế mà em đã từng làm. Nếu anh chị nào biết cách khách thì góp ý giúp em nhé. Em cảm ơn!
xin add giải thích kỹ hơn về hệ số co rút song song và hệ số co rút vuông góc.
cách tính kích thước khuôn so với lòng khuôn.
xin cám ơn rât nhiều
Dear Mai Trần,
Thông thường thì những nhựa có thêm phụ gia sợi thủy tinh sẽ có 2 hướng co rút (song song và vuông góc với dòng chảy) với hệ số co rút khác nhau.
Hệ số co rút song song (Linear Mold Shrinkage, Flow): Áp dụng cho những kích thước song song với dòng chảy của nhựa.
Hệ số co rút vuông góc (Linear Mold Shrinkage, Transverse : Áp dụng cho những kích thước vuông góc với dòng chảy của nhựa.
Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo đặc tính của nhựa AKROMID® C3 GF 60 do nhà sản xuất đưa ra ở đây.
Hy vọng giúp được ít nhiều cho bạn!
nếu hiệu số chảy của nhựa ảnh hưởng như thế nào tới độ co dãn của nhựa đặc biệt MI ko ổn định
Bạn có thể nói rõ hơn không? Mình không hiểu lắm ý của bạn?
Theo ban, nếu nhà máy không đạt tiêu chuẩn nhiệt độ thì người ta là thế nào để tính chính xác độ co rút của nhựa? Nếu bạn biết hãy trả lời vào bình luận bên dưới. Còn nếu bạn muốn biết câu trả lời cũng hãy đặt lại câu hỏi này vào ô bình luận nhé.
Chào bạn Thông! ý của bạn là sao mình không hiểu?
cho mình hỏi trong hội mình có ai biết độ co rút của nhựa ppf không vậy. ai đó biết thì cho mình xin, mình đang cần mà hỏi nhiều người ko ai biết cả. xin cảm ơn
Hi ad!
Co rút đối với lỗ pin trong thì như thế nào?
Thì co rút như bên ngoài thôi nha bạn. Tùy theo hình dạng mà hình dạng lỗ có co rút đều hay không thôi. Nếu là hình trụ tròn thì co rút đều nha.