TUYỂN NV KHUÔN NHỰA
Công ty mình Ở KCN SÓNG THẦN 3 – BÌNH DƯƠNG chuyên KHUÔN MẪU – ÉP NHỰA. Đang cần tuyển: – vận hành máy ép nhựa – vận hành máy cnc – lắp ráp khuôn – lập trình… Lương thưởng theo năng lực – được đào tạo nghề miễn phí nếu chưa rành việc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 076.492.8365 (zalo)Việc tính độ dày tấm khuôn là rất cần thiết. Đối với những khuôn có lõi riêng biệt với vỏ khuôn thì việc tính toán này càng phức tạp hơn. trong bài viết này. Tạp chí Khuôn Việt sẽ chia sẽ với các bạn một công thức tính toán độ dày của đáy hốc khuôn có lõi riêng.
Đối với những khuôn được thiết kế lõi khuôn và vỏ khuôn riêng biệt. Một yếu tố khá quan trọng mà người thiết kế cần phải tính đến đó là độ dày đáy của hốc khuôn bên phía đi động. Trong quá trình hoạt động đóng mở khuôn. Tiết diên đáy của hốc khuôn phía đi động sẽ chịu một ứng suất lớn. Nếu quá trình này diễn ra trong một thời gian dài thì hốc khuôn sẽ bị võng xuống. Điều này sẽ là giảm độ chính xác của sản phẩm và tạo ba vớ ngoại quan do mặt chia khuôn không đựoc đóng sát vào nhau.
Việc biết được chính xác độ võng của hôc khuôn giúp người thiết kế dự đoán được khoảng hở mặt chia khuôn qua đó đưa ra phuơng án thiết kế thích hợp để đạt được yêu cầu như mong muốn.
Độ võng tối đa của hốc khuôn δmax phụ thuộc vào một số yếu tố chính sau:
B: chiều rộng của tấm khuôn (mm)
b: Chiều rộng của hốc khuôn (mm)
p: Áp lực phun lên lòng khuôn (kgf/cm3)
L: Bề rông khoảng giữa 2 gối đỡ (mm)
I: Chiều dài hốc khuôn (mm)
E: hệ số co dãn của vật liệu theo chiều dọc (kgf/cm2)
h: Độ dày tấm đỡ dưới (mm)
σmax: biến dạng lớn nhất của tấm đỡ dưới (mm).
Ta có công thức tính độ võng hốc khuôn sau:
Mật khẩu giải nén file
Chào mọi người, do thời gian này mọi người trong team đều bận nên bạn nào cần liên hệ xin mật khẩu thì nhập pass mở file này nhé: www.moldviet.comVới giá trí của E cho tấm khuôn như bên dưới:
và giá trị p (Áp lực phun lên lòng khuôn) như bên dưới:
Trong thực tế, giá trị phải tính không phải là độ võng của khuôn mà là bề dày của hốc khuôn. Dựa theo độ hở tối đa cho phép mà người thiết kế phải tính toán độ dày của hốc khuôn qua đó tính được độ dày tối thiểu của tấm đi động.
Công thức trên không phải là giá trị tuyệt đối. Nó chỉ mang tính lý thuyết để người thiết kế khuôn nhựa có thêm nguồn tham khảo. Theo kinh nghiệm làm khuôn nhựa của Khuôn Việt. Để khỏi mất công tính toán phức tạp mà vẫn đảm bảo độ an toàn. Khi làm khuôn ép nhựa có chia ra lõi khuôn và vỏ khuôn riêng biệt thì người thiết kế khuôn nhựa nên để độ dày của hốc khuôn phía di động lớn hơn hoặc bằng 1/2 bề dày của tấm khuôn đi động. Về bề dày của tấm khuôn di động nên thiết kế dựa theo tiêu chuẩn của hãng làm khuôn nhựa nổi tiếng Futaba.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm một ít kiến thức mới về tính toán độ dày tấm khuôn để phục vụ việc thiết kế khuôn nhựa. Nếu có câu hỏi gì hãy comment vào bên dưới nha. Thấy hay hay thì like ủng hộ. Thấy ý nghĩa thì share cho cộng đồng nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc. Chúc vui!
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã ghé thăm website. Mình là Bill Nguyen – sáng lập và điều hành www.moldviet.com. Đây là dự án tâm huyết chuyên chia sẽ kiến thức về khuôn mẫu. Cùng với MOLD VIET TEAM – bọn mình đã hỗ trợ 24/7, chia sẽ hàng trăm bài hướng dẫn thiết kế khuôn nhựa – sử dụng phần mềm và nhiều tài liệu quý hiếm miễn phí cho mọi người. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích với bạn thì hãy chia sẽ bài viết này lên MXH để ủng hộ bọn mình nhé. Nút chia sẽ ở ngay bên dưới. Thân/
xin hỏi add có tiêu chuẩn hay cách tính nào cho khoảng cách 2 gối đỡ không (tức là chiều dày gối đỡ tính như thế nào cho tốt nhất?)
Xin cam on
Chiều dài của gối đỡ càng ngắn càng tốt và khoảng cách giữa 2 gối đỡ cũng vậy, càng ngắn càng tốt nhé.
Em đang cần Tính lực ép của máy lớn cỡ nào thì sẽ làm cho các tấm khuôn biến dạng, ảnh hưởng đến độ bền của Khuôn ra sao. Anh Bill giúp em thông tin về phần này nhé. Cám ơn anh ạ!
Chào bạn,
Trong bài viết đã có sẵn công thức tính rồi mà bạn?
Anh cho em hỏi L4 nghĩa là Lx4 phải không anh?
Đúng rồi nha bạn là L x 4
nên để độ dày của hốc khuôn phía di động lớn hơn hoặc bằng 1/2 bề dày của tấm khuôn đi động.
E k hiểu câu này, mong a giải thích rõ hơn
Chào bạn,
Độ sâu hốc nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 độ dày tấm Base. Đây là kinh nghiệm thực tế trong công ty ép nhựa chính xác nha bạn. Đỡ phải mất công tính toán khi thiết kế. Còn nếu áp dụng theo kinh nghiêm này mà độ dày tấm Base quá lớn thì nên xem lại công thức tính toán ở bài trên.