TUYỂN NV KHUÔN NHỰA
Công ty mình Ở KCN SÓNG THẦN 3 – BÌNH DƯƠNG chuyên KHUÔN MẪU – ÉP NHỰA. Đang cần tuyển: – vận hành máy ép nhựa – vận hành máy cnc – lắp ráp khuôn – lập trình… Lương thưởng theo năng lực – được đào tạo nghề miễn phí nếu chưa rành việc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 076.492.8365 (zalo)Chào mọi người, bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thuật ngữ khuôn Undercut trong khuôn nhựa và cách để khắc phục nó nhằm tối ưu chi phí làm khuôn.
Undercut là gì?
Trong thực tế, từ undercut dùng để chị một vị trí nằm khuất vào trong hay bị che khuất bởi một thực thể phía trên theo chiểu thẳng đứng. Trong nghành khuôn mẫu, thuật ngữ undercut nhằm chỉ những vị trí trên hình dạng sản phẩm nhằm cản trở quá trình mở khuôn để lấy sản phẩm ra ngoài. Các trường hợp hay gặp điển hình như là cái lỗ để gắng tay cầm trên xô nhựa, chốt gài trong các linh kiện điện tử…
Tại sao phải hạn chế Undercut trong thiết kế sản phẩm để làm khuôn.
Trong các thiết kế sản phẩm nhựa, việc có undercut là không thể tránh khỏi để đảm bảo một số công năng cần thiết cho sản phẩm. Tuy nhiên, việc tạo ra các vị trí undercut đó vô tình làm cho kết cấu khuôn trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Trong đa số trường hợp phải làm khuôn bung (rảnh trượt) gây ra hao tổn về chi phí gia công, chi phí vật liệu và các linh kiện đi kèm khác.
Để hạn chế những chi phí không đáng có đó, người thiết kế sản phẩm phải thực sự là người am hiểu về cách vận hành của khuôn. Nếu bạn không phải là người thiết kế sản phẩm mà chỉ nhận được mẫu của khách hàng. Hãy tìm hiểu thông tin về chức năng của sản phẩm. Nếu sản phẩm có các vị trí undercut, cần nghĩ cách để cải tiến sản phẩm mà không làm thay đổi chức năng của sản phẩm đó. Điều đó sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn khi thiết kế – chế tạo khuôn về sau.
- #17. Các yếu tố gây mài mòn linh kiện khuôn
- #16. 10 lỗi khuyết tật sản phẩm ép nhựa thường gặp và cách khắc phục
Làm thế nào để sửa khuôn Undercut
Sửa vị trí undercut ở đây không có nghĩa là bạn làm mất vị trí đó đi mà là chúng ta nên cải tiến sao cho vẫn giữ được vị trí đó mà vẫn có thể làm mất “hiện tượng” undercut đáng ghét đó. Hôm nay mình sẽ chia sẽ với các bạn một số phương pháp mình đã làm để cải tiến các sản phẩm mà khách hàng yêu cầu làm khuôn qua 2 ví dụ bên dưới.
Mật khẩu giải nén file
Chào mọi người, do thời gian này mọi người trong team đều bận nên bạn nào cần liên hệ xin mật khẩu thì nhập pass mở file này nhé: www.moldviet.com
Hai loại sản phẩm có undercut thường gặp
- Ví dụ 1: Đây là sản phẩm chốt gài bo mạch điện tử. Mới nhìn qua chúng ta dễ dàng nhận thấy ví trí móc số “1” không thuận khuôn. Phương án ban đầu là dùng slide để tạo ra biên dạng cho móc số “1” đó. Sau khi bàn bạc với khách hàng mình được biết là mặt phía dưới không quan trọng, không ảnh hưởng nhiều đến ngoại quan. Biết được điều đó mình đã xin khách hàng cải tiến lại sản phẩm bằng cách tạo ra một lỗ hình chử nhật phía dưới. Với cải tiến này mình dễ dàng tạo một linh kiện xuyên qua lỗ đó và tạo ra được móc số “1” mà không cần phải làm khuôn bung. Mình đã tiết kiệm được cho khách rất nhiều chi phí cũng như là thời gian thiết kế khuôn của mình.
- Ví dụ 2: Những sản phẩm có lỗ kiểu này cũng thường gặp phải không? Gặp những sản phẩm này thực sự rất khó cải tiến vì nó ảnh hưởng đến ngoại quan sản phẩm. Tuy nhiên, khi khách hàng cho biết sản phẩm này dùng trong chăn nuôi nên không cần đẹp. Từ đó mình nảy ra ý tưởng chia đôi thành sản phẩm ở vị trí lỗ ra một nửa phía trong một nữa phía ngoài. Từ đó mình dễ dàng thiết kế khuôn mà không cần phải làm khuôn bung. Nhìn vào hình vẽ các bạn có thể thấy đường chia khuôn rất đơn giản.
Kết
Còn rất nhiều trường hợp sửa khuôn undercut khác mà mình đã từng làm, trong giới hạn bài viết này mình chỉ nêu ra một vài ví dụ điển hình để làm ý tưởng cho các bạn thiết kế. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là cách cải tiến các vị trí undercut thường dễ xảy ra ba vớ nếu gia công – lắp ráp thiếu kinh nghiệm. Do đó, nếu bạn chỉ có nhiệm vụ thiết kế thì nên hỏi ý kiến các bộ phận liên quan để phối hợp làm việc. Mình cũng mong các bạn mở lòng chia sẽ kinh nghiệm cho mọi người để cùng học hỏi, cùng phát triển. Chúc bạn thành công.
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã ghé thăm website. Mình là Bill Nguyen – sáng lập và điều hành www.moldviet.com. Đây là dự án tâm huyết chuyên chia sẽ kiến thức về khuôn mẫu. Cùng với MOLD VIET TEAM – bọn mình đã hỗ trợ 24/7, chia sẽ hàng trăm bài hướng dẫn thiết kế khuôn nhựa – sử dụng phần mềm và nhiều tài liệu quý hiếm miễn phí cho mọi người. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích với bạn thì hãy chia sẽ bài viết này lên MXH để ủng hộ bọn mình nhé. Nút chia sẽ ở ngay bên dưới. Thân/
cho mình xin pass tài liệu với nhé, thank nhiều
Anh cho em hỏi nếu không làm slide cho trường hợp a nêu trên thì insert anh thêm vào có hình dạng thế nào, anh giải thích giúp em?
Em có đọc bài này của anh :
https://www.moldviet.com/cong-phun-nhua-gate-trong-khuon-nhua/
nhưng không tìm được tài liệu nào về nó
Anh có tài liệu về các dạng cổng gate thường gặp trong khuôn không ạ?
Chào Trung,
Về câu hỏi thứ nhất thì bạn phải biết tách khuôn. Khi tách khuôn được rồi thì bạn sẽ thấy được hình dạng linh kiện dễ hơn.
Về câu hỏi thứ 2 thì bạn đang cần tài liệu gì liên quan đến gate vậy? Mình chưa hiểu ý bạn lắm.
Hy vọng giúp được bạn.
cho e hỏi là khi nào sản phẩm mình cần làm insert, sản phẩm nào k cần làm insert ạ.
mong được các a giúp đỡ
Chào bạn,
Trước mắt muốn trả lời câu hỏi của bạn thì mình xin giải thích ưu và nhược điểm của việc làm insert (ireko) cho khuôn ép nhựa.
* Ưu điểm:
1. Dễ gia công.
2. Thoát khí tốt.
* Nhược điểm:
1. Chi phí tăng.
2. Thời gian gia công tăng lên.
Từ ưu và nhược điểm đó thì bạn có thể đưa ra quyết định là có nên làm insert hay không?
Ví dụ:
1/ Vị trí đó có khe rãnh rất nhỏ ( rộng 0.5 sâu 2mm chẳng hạn), dao CNC không gia công được, nên trường hợp này mình sẽ chia insert ra để dễ gia công.
2/ Vị trí đó là điểm điền đầy cuối cùng, thì chia insert (ireko) để thoát khí, tránh tình trạng cháy khét hay thiếu liệu.
3/…
Một vài thông tin gửi đến bạn.
Thân
Moldviet Team
bài viết này rất hay và hữu ích! Cảm ơn add