TUYỂN NV KHUÔN NHỰA
Công ty mình Ở KCN SÓNG THẦN 3 – BÌNH DƯƠNG chuyên KHUÔN MẪU – ÉP NHỰA. Đang cần tuyển: – vận hành máy ép nhựa – vận hành máy cnc – lắp ráp khuôn – lập trình… Lương thưởng theo năng lực – được đào tạo nghề miễn phí nếu chưa rành việc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 076.492.8365 (zalo)Ở các bài viết trước mình đã giới thiệu với các bạn về nguyên lý hoạt động của công nghệ khuôn ép nhựa. Về cơ bản khuôn ép nhựa là một quá trình biến nguyên liệu thô ( hạt nhựa, nhựa ó hạt lại, nhựa tái chế và các phụ gia) thành các sản phẩm theo yêu cầu. Khuôn ép nhựa không chỉ giúp định hình sản phẩm mà còn phải đảm bảo sao cho sản phẩm có thể lấy ra khỏi khuôn được dễ dàng và tối ưu.
Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu các phương pháp lấy sản phẩm ra sau khi được định hình. Mỗi sản phẩm đều có ưu – nhược điểm riêng nên tùy từng kết cấu khuôn, hình dạng sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật mà chúng ta lựa chọn phương pháp nào cho hợp lý. Nội dung trong bài viết này là kiến thức căn bản nên phù hợp hơn với người mới bắt đầu tìm hiểu.
Tại sao phải lấy sản phẩm?
Sau khi khuôn mở ra, sản phẩm sẽ dính lại trên khuôn do lực hút chân không và tính chất co rút của nhựa. Thông thường sản phẩm sẽ được khống chế để dính trên phần di động để việc lấy sản phẩm ra được thuận tiện. Tuy nhiên, một số sản phẩm sẽ bị dính trên phần khuôn cố định nhưng rất ít gặp. Sản phẩm phải được đưa ra khỏi khuôn để có chổ trống trong lòng khuôn thì chu kỳ ép phun tiếp theo mới có thể hoạt động bình thường được.
Các phương pháp lấy sản phẩm
-
Lấy bằng tay:
Phương pháp này dùng sức lao động của con người để lấy sản phẩm ra khỏi khuôn. Khi khuôn mở ra, người đứng máy sẽ mở của bảo vệ máy, sau đó sử dụng tay hoặc các công cụ chuyên dụng để lấy sản phẩm ra ngoài. Phương pháp này ít được sử dụng đối với các sản phẩm nhỏ và vừa do không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm lớn chúng ta không thể áp dụng các phương pháp lấy sản phẩm nào khác thì phương pháp này là lựa chọn bắt buộc.
-
Lói/đẩy sản phẩm bằng ty đẩy:
Đây là phương pháp lấy sản phẩm phổ biến nhất mà hầu hết các bộ khuôn ép nhựa đều sử dụng. Về cơ bản phương pháp này người ta bố trí một hoặc nhiều hệ thống ty đẩy để đẩy sản phẩm ra khỏi lòng khuôn. Hệ thống này bao gồm tấm kẹp pin, tấm lói, lò xo hồi, chốt dẫn hướng… Phương pháp lói sản phẩm bằng Pin giúp cho quá trình lấy sản phẩm ra khỏi khuôn dễ dàng, tự động để hạn chế sưc lao động của con người, tăng hiệu suất công việc. Linh kiện để lắp ráp hệ thống lói sản phẩm bằng ty đẩy cũng thông dụng, dễ tìm và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, khi bố trí hệ thống lói ti thì chiều dài tổng thể của khuôn sẽ tăng lên làm tăng trọng lượng của khuôn, việc lói sản phẩm bằng ty sẽ để lại dấu pin trên sản phẩm gây mất thẩm mỹ và về lâu dài có thể phát sinh xì ba vớ ngay vị trí đẩy pin.
-
Lấy sản phẩm bằng đẩy tấm:
Những sản phẩm có thành mỏng hình trụ hoặc hình hộp chử nhật thì việc sử dụng ty đẩy sẽ không an toàn. Do đó người ta sử dụng phương pháp đẩy tấm đê lấy sản phẩm ra khỏi khuôn. Nguyên lý của phương pháp này là cả tấm khuôn sẽ được đẩy ra nhằm tác động áp ực đồng bộ lên thành sản phẩm theo hướng đẩy sản phẩm ra khỏi lòng khuôn. Ưu điểm của phương pháp này là sản phẩm đạt được độ thẩm mỹ cao do không để lại dấu vết ty đẩy. Tuy nhiên, việc chế tạo khuôn đẩy tấm đòi hỏi độ chính xác cao, chất liệu thép phải đạt chuẩn để đảm bảo độ bền của khuôn.
Mật khẩu giải nén file
Chào mọi người, do thời gian này mọi người trong team đều bận nên bạn nào cần liên hệ xin mật khẩu thì nhập pass mở file này nhé: www.moldviet.com-
Lấy sản phẩm bằng hơi:
Đây là phương pháp sử dụng áp suất nén của không khí để đẩy sản phẩm ra khỏi lòng khôn thông qua một dụng cụ có tên là ” Súp bắp hơi “. Phương pháp này không phổ biến vì không phải sản phẩm nào cũng có thể áp dụng được. Thông thường, các sản phẩm có bề mặt đẩy khá kín và rộng như thau, xô, dĩa… thì người ta sẽ sử dụng phương pháp này để lấy sản phẩm. Ưu điểm của việc lấy sản phẩm bằng khí là kết cấu khuôn khá đơn giản, gọn nhẹ hơn so với việc bố trí hệ thống ty lói. Dấu đẩy sản phẩm cũng không quá thô nên đảm bảo được tính thẩm mỹ và tuổi bền của khuôn. Nhược điểm của sản phẩm này là không thể áp dụng được đối với những sản phẩm nhỏ hay sản phẩm có bề mặt hở nhiều. Lưu ý, khi sử dụng phương pháp lấy sản phẩm bằng khí thì bắt buộc nhà xưởng của bạn phải có bình khí.
-
Lấy sản phẩm bằng robot:
Nếu bạn có điều kiện và muốn tự động hóa sản xuất thì nên lắp đặt các cánh tay robot. Thực tế thì hầu hết các sản phẩm phải nhờ đến hệ thống ty lói để đẩy sản phẩm ra một khoảng cách nhất định trước khi được gắp ra ngoài bởi robot, một số sản phẩm có thể gắp trực tiếp nhưng phảp đảm bảo sản phẩm không dính quá chặt trên khuôn. Ưu điểm của việc lấy sản phẩm bằng robot là quá trình tự động hóa cao, giảm chi phí nhân công. Phương pháp này cũng có nhược điểm là chi phí ban đầu lớn, trình độ kỹ thuật người vận hành cũng phải được đào tạo chuyên môn cao.
Trên đây chúng ta đã đi tìm hiểu tổng quan về một số phương pháp lấy sản phẩm ra khỏi khuôn ép nhựa thường gặp. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất cũng là phương pháp lấy sản phẩm bằng ty đẩy. Do đó, để anh em hiểu rõ hơn về phương pháp này thì mình sẽ có một bài chia sẽ chi tiết hơn vào dịp khác. Cảm ơn anh em đã dành thời gian để đọc hết bài viết của mình. Rất mong nhận được sự góp ý của anh em để ngày càng hoàn thiện hơn. Nếu thấy bài viết hữu ích thì chia sẽ giúp mình nhé.
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã ghé thăm website. Mình là Bill Nguyen – sáng lập và điều hành www.moldviet.com. Đây là dự án tâm huyết chuyên chia sẽ kiến thức về khuôn mẫu. Cùng với MOLD VIET TEAM – bọn mình đã hỗ trợ 24/7, chia sẽ hàng trăm bài hướng dẫn thiết kế khuôn nhựa – sử dụng phần mềm và nhiều tài liệu quý hiếm miễn phí cho mọi người. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích với bạn thì hãy chia sẽ bài viết này lên MXH để ủng hộ bọn mình nhé. Nút chia sẽ ở ngay bên dưới. Thân/
A min oi vó tài liệu hướng dẫn sử dụng robot stast ko ạ cho e xin với ạ
Đồng quan điểm – A Min có cho em xin luôn