TUYỂN NV KHUÔN NHỰA
Công ty mình Ở KCN SÓNG THẦN 3 – BÌNH DƯƠNG chuyên KHUÔN MẪU – ÉP NHỰA. Đang cần tuyển: – vận hành máy ép nhựa – vận hành máy cnc – lắp ráp khuôn – lập trình… Lương thưởng theo năng lực – được đào tạo nghề miễn phí nếu chưa rành việc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 076.492.8365 (zalo)Tại sao việc chọn loại máy ép khuôn nhựa thích hợp là cần thiết trong thiết kế khuôn.
Máy ép khuôn nhựa hay còn gọi là máy thành hình là một loại công cụ để đẩy nhựa nóng chảy vào trong lòng khuôn. Máy ép khuôn nhựa thường được chia làm các loại như máy 5 tấn, 10 tấn, 15 tấn….200 tấn, 300 tấn đến hàng ngàn tấn. Tên gọi tấn ở đây không liên quan đến khối lượng của máy mà nó thể hiện lực ép của máy tác động lên khuôn. Trước khi bắt đầu tiến hàng thiết kế thì người ta phải tính đến loại máy thành hình nên sử dụng để chạy khuôn đó.
Như bạn đã biết, nhựa nóng chảy ở dạng lỏng có độ nhớt rất cao. Để đẩy được nhựa vào đầy bên trong lỏi cần một áp lực phun thích hợp. Áp lực này sẽ tác động lên bề mặt tiếp xúc của phần lõi bên trong. Lực phun này có xu hướng đẩy tấm di động ra xa khỏi tấm cố định. Để khắc phục điều này. Người ta tác động lên khuôn một lực ép. Khuôn càng lớn (sản phẩm ép phun lớn) thì lực ép của máy ép nhựa càng phải lớn để không cho tấm di động bị đẩy bật ra trong quá trình điền đầy nhựa vào lòng khuôn.
Chọn được lực ép thích hợp là chọn được máy thích hợp để sử dụng. Qua đó tối ưu được quá trình thiết kế và chi phí đầu tư máy móc.
Mật khẩu giải nén file
Chào mọi người, do thời gian này mọi người trong team đều bận nên bạn nào cần liên hệ xin mật khẩu thì nhập pass mở file này nhé: www.moldviet.comMối quan hệ giữa thiết kế khuôn và thông số máy ép nhựa.
Nếu một người thiết kế khuôn mà không có kiến thức hoặc tài liệu về máy ép nhựa thì giống nhưa người thợ làm ra một sản phẩm mà không biết nó có sử dụng được không. Khi nắm tính toán được lực ép cần thiết thì chúng ta sẽ chọn được máy thích hợp. Khi chọn được máy thì ta phải nắm được các thông số của máy đó để dựa theo đó thiết kế khuôn có thể lắp đặt và vận hàng được trên máy đó. Việc thiết kế khuôn nhựa phải đi liền với công tác tính toán và chọn máy ép nhựa. Đây là một nguyên tắc mà người thiết kế khuôn không bao giờ được quên.
Công thức tính lực ép khuôn tối thiểu.
Nếu như đặt áp lực đó là F(N) khuôn, Diện tích các bề mặt tiếp xúc với nhựa nóng chảy trong lõi khuôn là A(cm2), Áp lực dòng chảy bên trong lõi là P(kgf/cm2) ; thì ta có công thức sau:
[sociallocker id=”21″] F=P.A/1000 [/sociallocker] Ở đây, p sẽ có giá trị trong khoảng từ 300 đến 500 kgf / cm2. Giá trị của p khác nhau tùy thuộc vào loại nhựa, độ dày thành sản phẩm, nhiệt độ bề mặt lõi, điều kiện ép,…vv Để được chính xác hơn, người ta sẽ lắp một cảm biến áp suất bên trong lõi, và để thu thập dữ liệu hướng dẫn từ thực tế giá trị đo được. Ngoài ra, A là tổng diện tích của lõi và Runner.Muốn ép một sản phẩm nhựa PBT với tỷ lệ thuỷ tinh là 30%. Giả dụ cho lực ép bên trong lõi khuôn P = 300 kgf / cm2, diện tích bề mặt lõi là A1 = 15,3 cm2, và runner là A2 = 5,5 cm2. Ta có;
F=300*(15,3+5,5)/1000=20.01 (N)
Do đó ta sẽ chọn máy có lực ép từ 20.01 N trở lên. Thông thường ta sẽ chọn máy có lực ép 25 N hoặc 30 N là tối ưu nhất.
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã ghé thăm website. Mình là Bill Nguyen – sáng lập và điều hành www.moldviet.com. Đây là dự án tâm huyết chuyên chia sẽ kiến thức về khuôn mẫu. Cùng với MOLD VIET TEAM – bọn mình đã hỗ trợ 24/7, chia sẽ hàng trăm bài hướng dẫn thiết kế khuôn nhựa – sử dụng phần mềm và nhiều tài liệu quý hiếm miễn phí cho mọi người. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích với bạn thì hãy chia sẽ bài viết này lên MXH để ủng hộ bọn mình nhé. Nút chia sẽ ở ngay bên dưới. Thân/
Xin add giai thich them phan vi du.
F=300*(15.3+5.5)/1000=20.01(N). (=6.24) chu nhi?
Thanks pro,
Đã update rồi nhé.
Em có hiểu sai không, 1kgf xấp xỉ 9.8N. Trong công thức trên thì đơn vị chỉ có thể là 6.24 kgf. Nếu quy đổi ra N thì xấp xỉ 61N chứ. Không biết còn hệ số nào để cho ra số 20,01. Anh có thể giải thích cho em chỗ này được không?
Chỗ này mình tính toán bị nhầm nên mình đã update lại rồi. Bạn xem lại nội dung bài viết nhé.
xin giai thich them lam sao 6.24 = 20.01
Em moi tim hieu ve thiet ke khuon mong duoc huong dan them
Do mình tính toán bị nhầm nên đã update lại rồi nha bạn
em chào anh!. Anh cho em hỏi, đối với A là diện tích tiếp xúc với dòng nhựa thì diện tích này được tính trên tổng thể 2 khuôn đực và cái, hay chỉ tính theo mỗi khuôn cái thôi ạ?. Còn nữa, anh có thể cho em biết hệ số P có thể tra ở đâu ạ, hoặc anh có thể chia sẻ kinh nghiệm tính toán hệ số này trong thực tế như thế nào đk không. Em cảm ơn anh nhiều ạ!.