TUYỂN NV KHUÔN NHỰA
Công ty mình Ở KCN SÓNG THẦN 3 – BÌNH DƯƠNG chuyên KHUÔN MẪU – ÉP NHỰA. Đang cần tuyển: – vận hành máy ép nhựa – vận hành máy cnc – lắp ráp khuôn – lập trình… Lương thưởng theo năng lực – được đào tạo nghề miễn phí nếu chưa rành việc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 076.492.8365 (zalo)Chào mọi người, Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy khét, khuyết liệu sản phẩm xảy ra trong quá trình đúc nhựa. Từ đó, đưa ra các phương pháp khắc phục nhằm sửa dứt điểm hoặc hạn chế khuyết tật bề mặt sản phẩm.
Nguyên nhân sản phẩm bị cháy khét – khuyết liệu
Trong quá trình bơm đầy nhựa vào lòng khuôn, dòng chảy của nhựa sẽ lấp đầy và chiếm chổ các khoảng trống trên đường đi của nhựa như cuống phun, runner, lòng khuôn… Áp suất do dòng chảy nhựa tạo ra sẽ dồn nén lượng không khí có sẵn ở trong lòng khuôn về vị trí điền đầy cuối cùng. Lượng không khí này nếu không có chổ thoát ra nó sẽ tạo ra một áp suất ngược trở lại làm cho nhựa không thể nào điền đầy được hoàn toàn gây nên hiện tượng khuyết liệu, thiếu liệu.
Ngoài ra, quá trình nén khí diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, khoảng 0.2-0.4 giây, nhựa nóng chảy với nhiệt độ cao cộng với thời gian nén nhanh sẽ làm cho khối không khí bị nén nóng lên đột ngột vượt quá nhiệt độ đốt của nhựa dẫn đến đốt cháy các bề mặt nhựa tiếp xúc với nó gây ra hiện tượng cháy khét.
Cách khắc phục hiện tượng khuyết liệu – cháy khét
Có rất nhiều phương pháp để có thể khắc phục được hoàn toàn hoặc giảm bớt một phần tình trạng thiếu liệu – cháy khét. Dưới đây mình sẽ nêu ra một số phương pháp để bạn đọc tiện tham khảo từ đó đưa ra phương áp phù hợp.
Mật khẩu giải nén file
Chào mọi người, do thời gian này mọi người trong team đều bận nên bạn nào cần liên hệ xin mật khẩu thì nhập pass mở file này nhé: www.moldviet.com- Thêm thoát khí tại vị trí bị cháy khét – khuyết liệu: Xác định được vị trí vị khuyết liệu, cháy khét rồi thì việc ta cần làm là thông khí cho vị trí đó tốt nhất có thể. Cách làm phổ biến vẫn là chia linh kiện tại vị trí đó ra thành 2 phần hoặc nhiều hơn để không khí có thể thoát ra được giữa khe hở lắp ráp linh kiện. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ để lại dấu vết trên bề mặt sản phẩm là các đường chia linh kiện nên sẽ không áp dụng được trong trường hợp yêu cầu mặt sản phẩm liền lạc, đồng nhất.
- Giảm tốc độ phun: Đây cũng là một cách ta nên thử nếu sản phẩm bị khuyết liệu. Tốc độ phun chậm lại đồng nghĩa với việc áp suất tăng lên từ từ đủ thời gian cho không khí thoát ra ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho các khuyết liệu nhẹ mà thôi.
- Thay đổi độ dày thành sản phẩm: Thành sản phẩm quá mỏng thì việc điền đầy càng khó khăn hơn. Tăng thành dày lên nếu có thể.
- Thay đổi vị trí, kích cở cổng bơm: Vị trí cổng bơm ảnh hưởng lớn đến vị trí điền đầy cuối cùng. Nếu thay đổi vị trí cổng bơm ta có thể đẩy được vị trí khuyết liệu sang một vị trí mới. Nếu vị trí mới đó thoát khí tốt hơn thì vấn đề sẽ được giải quyết.
- Tăng thoát khí mặt phân khuôn: Nếu như đã thử hết các mà không được thì bạn có thể sử dụng cách tăng thêm thoát khí mặt phân khuôn. Đôi khi, mặt phân khuôn được gia công quá kín để phòng tránh ba vớ. Về cơ bản việc này là tốt nhưng đôi khi khuôn kín quá dễ bị ém khí. Nếu đươc, bạn hãy mở thoát khí mặt phân khuôn ở các vị trí có thể như dọc thep đường runner chẳng hạn. Hãy suy nghĩ rằng bạn càng tạo điều kiện tốt nhất cho không khí thoát ra trong quá trình điền đầy thì hiện tượng cháy khét, khuyết liệu sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng mà đi các đường thoát khí quá sâu sẽ làm nhựa dễ bị xì ra ngoài. Chiểu sâu đối với thoát khí runner vào khoảng 0.02mm – 0.04mm và đối với mặt phân khuôn đi qua sản phẩm là 0.005 mm – 0.01 (tùy từng loại nhựa)
Kết luận:
Có thể đọc xong chia sẽ này nhiều bạn sẽ cảm thấy khó hiểu. Nhưng mình cũng không biết nên giải thích như thế nào là tốt nhất. Tuy nhiên, các bạn hãy suy nghĩ theo hướng này “: Hiện tượng cháy khét – khuyết liệu xảy ra ở vị trí nào thì hãy làm thoát khí ở vị trí đó. Nếu vị trí đó không thể thêm thoát khí được thì hãy nghĩ cách chuyển vị trí đó sang vị trí khác để có thể thêm thoát khí. Nếu vẫn không sửa được thì thêm thoát khí ở mặt phân khuôn. Nên kết hợp với người vận hành máy ép để cùng nhau tìm phương án chỉnh sửa nhanh nhất, tốt nhất.”
Bài viết này mình chia sẽ theo kinh nghiệm mình có được từ các bộ khuôn mình từng làm cho khách hàng. Nếu bạn nào có kinh nghiệm liện quan đến vấn đề này thì góp ý để cùng học hỏi nhé. Thấy hay thì like và share hộ mình. Cảm ơn các bạn.
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã ghé thăm website. Mình là Bill Nguyen – sáng lập và điều hành www.moldviet.com. Đây là dự án tâm huyết chuyên chia sẽ kiến thức về khuôn mẫu. Cùng với MOLD VIET TEAM – bọn mình đã hỗ trợ 24/7, chia sẽ hàng trăm bài hướng dẫn thiết kế khuôn nhựa – sử dụng phần mềm và nhiều tài liệu quý hiếm miễn phí cho mọi người. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích với bạn thì hãy chia sẽ bài viết này lên MXH để ủng hộ bọn mình nhé. Nút chia sẽ ở ngay bên dưới. Thân/
” Khuyet lieu ” in molding speaking is known as ” short molding ”
Normally, below reasons are the ones i have seen during mold fabrication and trial.
+ Mold polishing is not good, uneven. During polishing, sandpaper to use for polishing is still not enough.
( 模具抛光还不够,不平衡,需要用到#1000左右的砂纸)
+ Possibly, Mold assembly is still not good. It needs to re-fitting and proceed to assembly again.
( 有可能模具飞模还没好,红氮还不够明显,请重新装模)。
+ during molding injection, plastics adjustment is not ok. Normally, they will try to re-adjust the injection machine many times . if its results are still almost the same, so maybe injection machine is not the cause to short molding.
(但打产品的时候,注射机还没调好。需要边调边检查成型的产品是否原因是
Thanks Mem
đúng vậy, việc thoát khí cho khuôn là rất cần thiết.
nếu sản phẩm càng phức tạp thì càng phải thoát khí thật tốt.
thông thường người ta sẽ điều chỉnh máy đúc để đạt được điều kiện tốt nhất
nếu chưa ok, phải cải tiến khuôn, như những cách ở trên.
có những trường hợp về lý thuyết thì máy đúc đáp ứng được các điều kiện đúc nhưng thực tế
có khi cần phải xem lại về lực kẹp khuôn của máy, trục vít của máy, bán kính xilanh máy (có thể phải thay thế)…
thanks bài chia sẻ của add và của thanh van.
Cái vụ thoát khí này thì nhiều vấn đề lắm. như: cháy khét, thiếu liệu, bọt khí, bị loang màu hay bị quầng do gas của nhựa gây ra. Mấy cái khuôn chính xác rất dễ bị những trường hợp này do khuôn chính xác quá không có chỗ để khí thoát ra.
Sẵn tiện mình xin bổ sung thêm 1 thông tin, thường mọi người cú nghĩ cháy khé, bọt khí là do không khí bị nén lại cháy và tạo bọ khí thì hoàn toàn sai, cháy khét ở đây là cháy khí gas thoát ra từ trong nhựa xảy ra trong quá trình nhựa nóng chảy sinh ra , còn bọt khí do khi gas không có rãnh dẫn khí ra ngoài.
Cảm ơn các bác đã góp ý xây dựng.
Rất mong sẽ có lần dc đọc chi tiết về phần áp suất giữ( hold press) và thời gian giữ( hold time) trong quá trình đúc. Mong mold việt có thể giúp e có thêm hiểu biết về nó
Chào bạn,
Moldviet sẽ lưu ý tới yêu cầu của bạn.
Bạn hãy đăng ký thành viên để nhận được tin mới nhất từ diễn đàn.
Thân,
Moldviet Team
Em nghĩ thiếu liệu có rất nhiều nguyên nhân như vùng đệm không đủ, khuôn giữ vị trí keo,hot runner….Mong mold việt giúp em hiểu thêm được không ạ
b có thể kiểm tra lại oring ở piston có thể bị rách làm lọt khí ảnh hưởng đến chu kỳ phun nhựa
ai có tài liệu gì nói về hotsys ko vậy mình cần tìm hiểu thêm