- Cách tính lực kìm khuôn để chọn máy ép nhựa
- Công cụ tính toán lực kìm khuôn
- #1. Number of cavities:
- #2. Part projected area (in²):
- #3. Runner projected area (in²):
- #4. Shot projected area (in²):
- #5. Cavity pressure (psi):
- #6. Separating force (tons):
- #7. Factor of safety:
- #8. Clamping force (tons):
- Hướng dẫn tính diện tích của sản phẩm và runner.
- Tới đây xin mọi người chú ý:
- Kết
Cách tính lực kìm khuôn để chọn máy ép nhựa
Trong lĩnh lực khuôn ép nhựa. Việc chọn máy ép nhựa thích hợp là một vấn đề rất quan trọng đối với người thiết kế khuôn. Khi bắt đầu một thiết kế khuôn ép nhựa cho một sản phẩm mới. Thông số máy ép nhựa là một trong những yếu tố đầu vào cần thiết đối để chọn kích thước vỏ khuôn hợp lý. Có nhiều cách để người thiết kế có thể chọn được máy ép thích hợp:
- Chọn máy ép nhựa theo kinh nghiệm thiết kế.
- Chọn máy ép nhựa dựa trên các sản phẩm tương tự.
- Chọn máy ép nhựa theo kinh nghiệm của bộ phận ép nhựa.
- Chọn máy ép nhựa theo yêu cầu khách hàng…
Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ là “bất đắc dĩ” vì chúng ta không có cơ sở căn cứ khoa học. Đặc biệt là đối với những người mới vào nghề, những công ty mới, hay những dự án mới hoàn toàn. Do đó, hôm nay Moldviet.com xin giới thiệu một bộ công cụ mới có thể giúp người làm khuôn nhựa có cơ sở để chọn máy ép nhựa thích hợp dựa trên việc tính toán chính xác lực kìm khuôn cần thiết. Công cụ này được phát triển bởi Custom Part Net – Một trong những tổ chức hàng đầu chuyên tạo ra các công cụ tính toán chi phí sản xuất trực tuyến hàng đầu trên thế giới. Với bộ công cụ này, viêc tính toán lực kìm khuôn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, một nhược điểm của công cụ này là chỉ cho phép tính toán dựa trên đơn vị inch (IN). Đo đó, để có được kết quả chính xác bạn cần chuyển đổi đơn vị từ chuẩn Metric (m/dm/cm/mm) sang chuẩn English (in). Nhưng bạn cũng đừng qua lo lắng về vấn đề này vì moldviet.com cũng đã tích hợp công cụ chuyển đổi đơn vị trong bài viết này giúp bạn rồi.
Công cụ tính toán lực kìm khuôn
Chú thích và hướng dẫn sử dụng:
#1. Number of cavities:
Số lượng cavity (số lượng sản phẩm tạo ra trong một chu kỳ ép phun) trong khuôn. Số cavity thường sẽ là 1/2/4/8/16/32/64… Chọn số cavity bạn muốn thiết kế sau đó nhập vào ô bên phải.
#2. Part projected area (in²):
Diện tích bề mặt của 1 cavity theo đơn vị “in2”. Sử dụng công cụ chuyển đổi đơn vị phía trên để chuyển đơn vị từ “mm2” sang “in2”. Sau đó nhập thông số đã chuyển đổi vào ô bên phải.
#3. Runner projected area (in²):
Diện tích bề mặt của kênh dẫn nguội. Làm tương tự như #2.
#4. Shot projected area (in²):
Tổng diện tích của 1 lần ép bao gồm sản phẩm và kênh dẫn. Thông số này công cụ sẽ tự cộng lại cho bạn nên bạn không cần nhập gì vào.
#5. Cavity pressure (psi):
Áp lực dòng chảy đối với 1 lòng khuôn. Thông số này thường nằm trong khoản 1450 – 14500 (10 MPa – 100 MPa).
#6. Separating force (tons):
Lực kìm khuôn tạm tính khi chưa áp dụng hệ số an toàn.
#7. Factor of safety:
Hệ số an toàn. Nên nhập vào ô này “1.2”.
#8. Clamping force (tons):
Kết quả lực kẹp khuôn cần thiết.
Hướng dẫn tính diện tích của sản phẩm và runner.
Trong các thông số ở trên thì có lẽ thông số diện tích bề mặt của sản phẩm và kênh dẫn (runner) là thông số khiến các bạn bối rối.
Ở đây chúng tôi sẽ giải thích cho bạn dễ hiểu bằng cách bạn hãy tưởng tượng diện tích part và diện tích runner giống như cái bóng của chúng khi chiếu xuống sàn nhà.
Ta chỉ cần đi tìm diện tích cái bóng đó.
Ở đây gồm có bóng của part được gọi là Part projected area và bóng của runner được gọi là Runner projected area.

Công cụ chuyển đổi đơn vị diện tích
Tới đây xin mọi người chú ý:
Đối với khuôn 2 tấm thì điền đầy đủ thông tin vào 2 ô Part projected area (in²) và Runner projected area (in²).
Đối với khuôn 3 tấm thì so sánh tổng Part projected area (in²) và Runner projected area (in²). Diện tích nào lớn hơn thì chọn diện tích đó ghi vào ô, ô còn lại ta điền giá trị bằng 0.
Ví dụ:
Part projected area là 500mm2, nhưng có 2 cavity. Nên tổng các Part projected area sẽ là 1000mm2
Runner projected area là 800mm2
Thì ta chọn giá trị điền vào ô Part projected area (in²) là 500mm2 còn ô Runner projected area (in²) sẽ là 0.
Kết
Với bộ công cụ này mình hy vọng nó sẽ giúp anh em giải quyết được nhanh chóng vấn đề tính toán lực kìm khuôn và chọn máy ép nhựa thích hợp. Với ví dụ trong bài này, mình tính được lực kìm khuôn cần thiết là 58 tấn. Do đó, mình sẽ chọn máy ép nhựa 60 tấn là ổn.
Để tránh những sai sót không đáng có khi chọn máy ép thì ngoài việc tính lực kẹp khuôn cần chú ý đến khối lượng sản phẩm và shot weight của máy phun nhựa.
Mình chia sẽ công cụ này cho bạn mình cũng hy vọng bạn chia sẽ nó cho mọi người bằng cách chia sẽ bài viết này lên MXH FB, G+… Hãy giúp Mold Việt Team mang nhiều kiến thức ý nghĩa hơn đến với những người cần. Cảm ơn sự ủng hộ của các bạn.
Cho e hỏi diện tích bề mặt sản phẩm tính chính xác thế nào ạ